Đại học Duy Tân

Tiêu chuẩn chức danh


TIÊU CHUẨN CÁC CHỨC DANH
THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


1. Có tầm nhìn chiến lược trong định hướng phát triển Giáo dục Đại học Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực hiện nay.
2. Có mối quan hệ sâu rộng với các tổ chức Giáo dục, Kinh tế, Trường ĐH trong và ngoài nước.
3. Có khả năng đóng góp tài chính hoặc huy động được tài chính để phát triển Trường.
4. Có ý tưởng mới để tham gia xây dựng được các Nghị quyết, chủ trương, chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện.
5. Tư duy và hành động, năng động, sáng tạo.
6. Tâm huyết, gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục đào tạo với Trường. Ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ tốt.
7. Lời nói đi đôi với việc làm và có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm với công việc được giao một cách đầy đủ.
8. Tốt nghiệp Đại học trở lên. Giao dịch được trực tiếp bằng tiếng Anh và Ngoại ngữ khác.
9. Tuổi đời dưới 60, trường hợp trên 60 tuổi sẽ xem xét cụ thể.

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
HIỆU TRƯỞNG
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


1. Trình độ Tiến sĩ trở lên, học hàm PGS - GS (nếu có).
2. Giao dịch, làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh và biết một vài ngoại ngữ khác.
3. Kinh qua làm quản lý từ Trưởng Khoa hoặc tương đương Trưởng khoa trở lên ít nhất 03 năm.
4. Có uy tín trong ngành, trong giới khoa học, có uy tín với các Đại học nước ngoài.
5. Dám đổi mới, kiên quyết trong điều hành, mạnh dạn, năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐQT, các chủ trương chỉ thị, NQ của cấp trên.
6. Có khả năng tập hợp, phối hợp, đoàn kết được với các tổ chức, HĐQT, BGH,... và đội ngũ trong Trường.
7. Có tâm huyết, tận tâm, sâu sát trong quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm về công tác quản lý chuyên môn, nghiên cứu khoa học và các công việc khác được phân công.
8. Tuổi đời dưới 60 tuổi (tốt nhất), trường hợp cụ thể có thể trên 60 trong một nhiệm kỳ.

 

 

 

 

 

 


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

1. Trình độ Thạc sĩ trở lên.
2. Giao dịch, làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác.
3. Kinh qua quản lý Trưởng phó Khoa, Phòng ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm.
4. Tuổi đời không quá 60, năng động, sáng tạo trong nhiệm vụ được phân công và nhạy bén với cái mới, mạnh dạng trong đổi mới và hội nhập.
5. Quan hệ làm việc, sinh hoạt sâu sát, kiên quyết trong giải quyết công việc.
6. Hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và khả năng của các Trưởng, Phó đơn vị thuộc Trường, biết cách tổ chức và phối hợp hoạt động trong mọi công việc thuộc phạm vi mình đảm nhận và tạo hiệu quả cao.
7. Quan hệ phối hợp, xử lý công việc đạt hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ thông nhất - đoàn kết trong BGH, HĐQT đặc biệt với Hiệu Trưởng, Chủ tịch HĐQT. Thực hiện tốt các nhiệm vụ do HĐQT và Hiệu trưởng phân công.
8. Xây dựng tạo mối quan hệ, hợp tác tốt với các cơ quan, trường học, địa phương, doanh nghiệp... trong lĩnh vực công việc đảm nhận (trong và ngoài nước).
9. Luôn lấy các tiêu chí của một số Trường Đại học tiên tiến trong và ngoài khu vực làm mục tiêu phấn đấu nhằm từng bước phát triển Trường hội nhập được trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
10.  Gắn kết được công tác đào tạo và nghiên cứu của Trường với các Đại học, Doanh nghiệp, các địa phương trong nước và một số Trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề ở nước ngoài.
11.  Tâm huyết, gắn bó lâu dài với Trường trong mọi tình huống thuận lợi cũng như khó khăn.
12.  Chấp nhận đương đầu với cạnh tranh và luôn coi cạnh tranh là lẽ sống còn của Trường. Luôn tạo ra hiệu quả trong hạch toán nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và không ngừng cải thiện đời sống của từng thành viên trong Trường.

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
 TRƯỞNG KHOA, TRƯỞNG BỘ MÔN THUỘC TRƯỜNG
(Gọi tắc là Khoa)
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC

1. Có bản lĩnh, chính kiến, dám nghĩ - dám làm - quyết đoán, tự chủ, trách nhiệm cao với công việc đảm nhận.
2. Tận tuỵ, tâm huyết gắn bó với công việc, với Khoa, với Trường. Có chí tiến thủ, cầu tiến, năng động, sáng tạo. Xây dựng và thực hiện cuộc vận động Văn hoá Đại học Duy Tân.
3. Gắn bó, tin tưởng với đồng nghiệp, với Khoa, với Trường. Thẳng thắn, trung thực xây dựng đơn vị, xây dựng Trường.
Có thái độ và hành động đúng đắn trong tiếp thu cái mới, tích cực đấu tranh, phê phán, loại bỏ, không bao che những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, thi cử gây phương hại đến uy tín, danh dự của nhà giáo, Khoa - Nhà trường.
Là hạt nhân đoàn kết nội bộ - phát huy dân chủ nội bộ.
4. Có khả năng chấp nhận, đương đầu với những thách thức của cơ chế thị trường.
5. Có ý thức chấp hành tốt. Công minh, công bằng trong nhận xét, đánh giá khen thưởng, xử phạt.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

1. Phấn đấu đạt học vị Tiến sĩ hoặc đang là NCS hoặc GVC. Nếu Thạc sỹ phải đạt ít nhất TN sau 03 năm. Nếu chưa đủ thời gian thì đảm nhận quyền.
2. Phải được đào tạo (ĐH-SĐH) đúng một trong các chuyên ngành hiện do khoa đào tạo.
3. Đạt trình độ tiếng Anh: Giao dịch làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng thành thạo vi tính và các thiết bị phục vụ công tác chuyên môn - nghiệp vụ.
4. Phải đạt các chứng chỉ
- Nghiệp vụ cán bộ quản lý (theo chương trình của Bộ GD-ĐT).
- Nghiệp vụ sư phạm.
5. Có ý chí không ngừng học tập - rèn luyện, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, nêu gương sáng cho các thành viên trong Khoa, cho Sinh viên.
III. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN - QUẢN LÝ
1. Am hiểu, nắm vững mục tiêu, chương trình, qui mô các ngành nghề đào tạo do Khoa quản lý đào tạo. Có năng lực bao quát công việc của Khoa, tiếp thu và đề ra được kế hoạch đào tạo, nghiên cứu của Khoa theo hướng đổi mới và hội nhập; lấy cạnh tranh làm mục tiêu, phấn đấu xây dựng Khoa đạt các tiêu chí và tiêu chuẩn của Bộ, đặc biệt là các tiêu chuẩn của một số ngành của Đại học đạt chuẩn Khu vực và Quốc tế.


2. Nắm vững, thành thạo các qui chế, qui định về đào tạo, thi - kiểm tra, công tác HS-SV. Tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo. Thực hiện điểm 41 - điều lệ Trường ĐH Duy Tân về nhiệm vụ của Khoa - Trưởng khoa.
3. Có năng lực quản lý công tác đào tạo theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn qui định. Cập nhật tiếp thu vận dụng kiến thức thông tin mới vào thực tiễn ở Trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập.
4. Có năng lực quản lý tốt các hoạt động Khoa học - Công nghệ. Xây dựng được các dự án mở rộng, liên kết đào tạo với các Trường ĐH trong và ngoài nước.
5. Hiểu rõ năng lực, tâm tư nguyện vọng, đời sống của từng thành viên trong Khoa.
6. Có năng lực, tổ chức, quản lý - điều hành nhân lực trong Khoa. Khai thác, phát huy sử dụng tốt năng lực, sở trường của đội ngũ tạo được sức mạnh tổng hợp của đơn vị. Xây dựng, tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn của Bộ và qui định của Trường về tỷ lệ thạc sỹ, tiến sĩ, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm, quản lý, tỷ lệ SV/GV…..
7. Có năng lực phối - kết hợp với các đơn vị trong Trường; gắn kết với các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, các đại học, Cao đẳng ở các địa phương và  trong nước, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội tại Đà Nẵng, Miền Trung và cả nước.
8. Có năng lực tổ chức tiếp thị, quảng bá ngành nghề, xây dựng thương hiệu riêng cho Khoa. Tuyển sinh và giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của khoa xuyên suốt quá trình đào tạo; liên kết - hợp tác giữa các đơn vị trong trường, giữa Trường với Phụ huynh, người học và với các đơn vị sử dụng nguồn lao động do Khoa đào tạo ngày một cao hơn.
Đảm bảo đủ và vượt chỉ tiêu tuyển sinh theo yêu cầu của Trường, Khoa đảm nhận hàng năm.
9. Có khả năng tập hợp, tổ chức các hoạt động, sinh hoạt khoa học, học thuật, chính trị - xã hội - văn nghệ - thể thao... xây dựng, giữ vững nếp văn hoá ĐH Duy tân trong Khoa theo các nội dung của Trường.     
10.  Tất cả mọi hoạt động đều đưa vào chi phí giá thành và hạch toán cụ thể, phải tính toán làm sao có đủ lực xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao được thu nhập của từng thành viên trong Khoa, năm sau cao hơn năm trước.
IV. THÂM NIÊN CÔNG TÁC

1. Có thâm niên công tác: Kinh qua quản lý Phó Khoa hoặc cấp trưởng và Phó một số đơn vị thuộc trường, trường hợp đặc biệt có thể là tổ trưởng bộ môn thuộc khoa vào loại giỏi ít nhất 1 năm ở Trường ĐH Duy Tân.
2. Đã kinh qua giảng dạy hoặc quản lý bộ môn, Khoa 03 năm trở lên. Tuổi đời dưới 40. Nếu tuổi đời từ 40 hoặc 45 trở lên phải có ít nhất 10 năm giảng dạy hoặc quản lý ở các trường ĐH và sẽ xem xét cụ thể.

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
PHÓ TRƯỞNG KHOA
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)
1. Trình độ Thạc sĩ trở lên.
2. Có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh.
3. Đã kinh qua làm cấp Phó ở một đơn vị của Trường hoặc làm tổ trưởng bộ môn thuộc Khoa ít nhất 1 đến 2 năm.
4. Có năng lực chuyên môn vững vàng, bao quát được công việc của Khoa khi Trưởng khoa đi vắng và giúp trưởng khoa hình thành kế hoạch, xây dựng và phát triển Khoa theo hướng đổi mới và hội nhập.
5. Chịu trách nhiệm chính trong đổi mới phương pháp giảng dạy - học tập hay công việc do Trưởng khoa giao.
6. Tổ chức cho GV – SV nghiên cứu KH, soạn, viết giáo trình.
7. Thường xuyên kiểm tra giáo án, tập bài giảng, lịch trình của GV (hồ sơ chuyên môn).
8. Phân công GV làm GVCN, GVTV. Theo dõi hoạt động của GVCN, GVTV.
9. Trực tiếp phụ trách công tác quản lý SV trong Khoa, tạo được sự gắn bó với phụ huynh sinh viên, với địa phương sinh viên đang cư trú hoặc tạm trú nhằm giúp sinh viên trong rèn luyện và học tập tốt.
10.  Tổ chức các hội thảo, tạo đàm, chuyên đề về đổi mới chương trình, nội dung Phương pháp Dạy - Học.
11.  Năng động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc được giao. Gắn bó với tổ bộ môn; hiểu rỏ năng lực từng thành viên và biết tổ chức sự phối hợp giữa các tổ bộ môn và các thành viên trong khoa với nhau, giữa Khoa với các Khoa, các đơn vị khác có liên quan đến công việc của mình tại Trường.
12.  Cùng với Trưởng Khoa, các tổ trưởng Bộ môn và từng thành viên trong Khoa lo công tác tuyển sinh, hàng năm có số sinh viên trúng tuyển vào các ngnàh do khoa đao tạo đảm bảo chỉ tiêu. Lấy hiệu quả sử dụng nguồn lao động ngoài xã hội do Khoa đào tạo làm thước đo cho sự phát triển của Khoa.
13.  Tâm huyết, gắn bó lâu dài với Trường. Đấu tranh chống tiêu cực trong giảng dạy, thi cử. Hoà nhã, trung thực trong giao tiếp, không bao che các hành vi tiêu cực cho nhau.
14. Tuổi đời không quá 45.


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
TRƯỞNG BỘ MÔN
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC
1. Có bản lĩnh, chính kiến, dám nghĩ - dám làm - quyết đoán, tự chủ, trách nhiệm cao với công việc đảm nhận.
2. Tận tuỵ, tâm huyết với chuyên môn, với Bộ môn, với Trường. Có chí tiến thủ, cầu tiến, năng động, trung thực.
3. Gắn bó, tin tưởng với đồng nghiệp, với Trường. Phẩm chất đạo đức tốt thẳng thắn, trung thực trong xây dựng đơn vị, xây dựng Trường, trong quản lý chuyên môn và trong khoa học.
Có thái độ và hành động đúng đắn tiếp thu cái mới, tiên tiến, tích cực, đấu tranh phê phán, loại bỏ, không bao che những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, thi cử, làm phương hại đến uy tín, danh dự của nhà giáo, bộ môn, nhà Trường.
4. Có khả năng, chấp nhận, đương đầu với những thách thức của cơ chế thị trường.
5. Có ý thức chấp hành tốt. Công minh, công bằng trong nhận xét - đánh giá, khen thưởng - xử phạt.
II. TRÌNH  ĐỘ ĐÀO TẠO, CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
1. Phấn đấu đạt học vị Tiến sĩ hoặc đang là NCS.
Nếu Thạc sỹ phải đạt ít nhất TN sau 03 năm. Trường hợp chưa đạt các trình độ trên thì đảm nhận “quyền”.
2. Phải được đào tạo (ĐH-SĐH) đúng chuyên ngành hoặc một môn học trong tổ bộ môn đang quản lý (đào tạo) giảng dạy.
3. Đạt trình độ tiếng Anh: Có khả năng giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Anh hoặc đang theo học luyện thi TOEFL, TOEIC đạt điểm qui định của Trường.
Đạt trình độ Tin học: Sử dụng thành thạo CNTT để cải tiến chất lượng giảng dạy - nghiên cứu và là phương tiện để tiếp cận thông tin và kiến thức mới.
4. Phải đạt các chứng chỉ:
- Nghiệp vụ sư phạm.
- Nghiệp vụ quản lý (theo chương trình của Bộ GD-ĐT).
III. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN - QUẢN LÝ
1. Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo thuộc bộ môn quản lý. điều hành tốt công tác chuyên môn ở Tổ. Hiểu rõ trình độ, kiến thức và phương pháp giảng dạy của từng giảng viên trong Tổ. Qua đó, có thể đánh giá xếp loại từng giảng viên trong tổ một cách công bằng và tính khích lệ ngày một tiến bộ hơn.

2. Tổ trưởng BM là giảng viên chuyện nghiệp, ngoài những giờ giảng dạy ở lớp, phải có mặt thường xuyên ở khoa để làm một số công việc do Trưởng Khoa phân công như soạn giáo trình, làm giáo trình điện tử, nghiên cứu khoa học, tư vấn cho SV, theo dõi giảng dạy của giảng viên và trực tiếp làm công tác Giảng viên tư vấn.
3. Hiểu biết sâu (cả lý thuyết và thực hành) các môn học của bộ môn đảm nhận và nắm được kiến thức cơ bản các môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo.
4. Nắm vững và vận dụng thành thạo, thực hiện đúng qui chế, qui định về chuyên môn, qui trình nghiệp vụ, về đào tạo, thi, kiểm tra, công tác HS-SV...
5. Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy và cập nhật kiến thức mới của GV. Có kế hoạch cho từng giảng viên theo học tiếng Anh, Tin học và sau đại học.
6. Biết tập hợp và tổ chức tập thể Giảng viên, Trợ giảng, Sinh viên tiến hành NCKH, thực hành, thực nghiệm, ứng dụng vào công tác đào tạo.
7. Có năng lực, uy tín tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn, học thuật của bộ môn. Sử dụng, phát huy tốt năng lực, sở trường của từng GV. Xây dựng, qui hoạch bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đạt chuẩn qui định của Bộ và Trường.
8. Có năng lực phối hợp với các bộ môn trong Khoa, trong Trường. Theo dõi hoặc dự giờ từng giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng cả trong giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành ở các phòng lab tại Trường và ở các cơ sở sản xuất; gắn kết với các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương liên quan.
9. Điều hành quản lý tốt công tác chuyên môn ở Tổ. Tổ chức sinh hoạt Tổ đúng quy định đặc biệt thực hiện đầy đủ các qui định đối với Tổ Trưởng BM trong điều lệ Đại học Việt Nam.
- Hồ sơ giảng dạy - bắt buộc GV gửi đề cương môn dạy đến SV trước khi dạy, kiểm tra giáo trình, bài giảng, giáo án, lịch trình giảng dạy.
- Hướng dẫn GV dạy những phương pháp mới (Thảo luận nhóm….)
- Gắn công tác giảng dạy lý thuyết với thực hành, với doanh nghiệp.
- Giải đáp thắc mắc, thảo luận với SV.
- Tổ chức thi giữa môn, kết thúc môn.
10. Tổ chức Gv dự giờ, lấy ý kiến SV, đánh giá xếp loại GV vào cuối học kỳ, cuối năm học. Chuẩn bị nội dung SH tổ có chất lượng, bám sát chuyên môn.
11. Thực hiện đúng các nhiệm vụ đối với trưởng BM trong diều 42 điều lệ Trường ĐH và qui định của Trường.
12. Có kế hoạch tiếp SV và phụ huynh để giải đáp thắc mắc, tư vấn, Quản lý GVCN.


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGẠCH GIẢNG VIÊN
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

 Căn cứ điều 70 của luật giáo dục (2005); QĐ 538/TCCP-TC ngày 18.12.1995 của ban tổ chức cán bộ Chính phủ (Nay là Bộ Nội Vụ); QĐ số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30.07.2003 v/v ban hành điều lệ Trường ĐH (điều 46). Căn cứ vào yêu cầu thực tế của Trường ĐH Duy Tân, HĐQT & BGH cụ thể hoá các tiêu chuẩn giảng viên như sau.
 
I. VỀ TRÌNH ĐỘ
- Trình độ thạc sỹ trở lên (Trường hợp tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư phải đạt loại khá, giỏi - sau 5 năm phải tốt nghiệp thạc sỹ).
- Qua thời gian tập sự theo qui định.
- Phải có 3 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học ( Triết học, GD học ĐH và nghiệp vụ sư phạm).
- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh) trong chuyên môn, làm việc trực tiếp với người nước ngoài  (giảng viên ngoại ngữ phải sử dụng ngoại ngữ 2).
II. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ,  ĐẠO ĐỨC  NGHỀ NGHIỆP

1. Có phẩm chất chính trị - đạo đức tốt nghiêm túc thực hiện các qui chế, qui định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của Trường. Là một công dân gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước.Không có hành vi tiêu cực trong giảng dạy, thi cử.
Tích cực tham gia các phong trào thi đua, hoạt động chính trị - xã hội, văn thể do trường và các đoàn thể tổ chức.
2. Luôn thể hiện lương tâm, danh dự của người Thầy (Cô); tình thương, trách nhiệm đối với sinh viên, chân tình, hợp tác với đồng nghiệp, tinh thần làm việc vì yêu cầu phát triển của Khoa, Trường. Luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo. Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, ý thức cộng đồng và xây dựng Trường tốt.
3. Nắm và hiểu đối tượng sinh viên do mình phụ trách (giảng dạy, chủ nhiệm lớp, Giảng viên tư vấn), quan hệ đối xử với sinh viên đúng mực, công bằng, khách quan, ... Phát huy được vai trò tự quản của sinh viên và tập thể lớp, nâng cao được tính tự giác, tự giáo dục của sinh viên trong học tập - rèn luyện.
4. Tâm huyết, say mê, gắn bó với nghề, với Trường, gương mẫu trong lao động, trung thực trong khoa học; luôn đề cao trách nhiệm cá nhân, là nhân tố tích cực xây dựng đoàn kết nội bộ, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng góp phần xây dựng Bộ môn, Khoa, Trường vững mạnh.

III. VỀ CHUYÊN MÔN - NGHIỆP VỤ
A./ Tiêu chuẩn chung
1/ Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công.
2/ Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc Cao đẳng.
3/ Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo, giáo trình môn học được phân công đảm nhận.
4/ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui chế, qui định về chuyên môn và quản lý đào tạo.
5/ Giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, được sinh viên kính trọng.
B./ Yêu cầu cụ thể
1. Nội dung giảng dạy:
a. Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại đáp ứng được mục tiêu môn học, chương trình đào tạo đã duyệt. Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, hiện đại vào bài giảng; sát với đối tượng, với thực tiễn.  Gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành.   
b. Có kiến thức vững chắc giáo trình môn học đảm nhận đồng thời nắm vững kiến thức những môn học liên quan làm phong phú thêm nội dung bài giảng.
c. Có hệ thống bài tập, câu hỏi hợp lý gợi được sự sáng tạo, phương pháp tư duy nhằm kiểm tra được độ sâu của kiến thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn yêu cầu.
2. Phương pháp giảng dạy:
a. Truyền thụ chính xác, đầy đủ và súc tích khối lượng kiến thức của môn học theo đúng lịch trình, chương trình, có sự mở rộng cần thiết. Vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học thích hợp với đặc trưng môn học.  
b. Không ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp mục tiêu, đối tượng. Thông qua quá trình giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, thí nghiệm, viết chuyên đề... phát huy, khơi dậy được tính chủ động, tích cực, say mê học tập, động viên, khuyến khích năng lực độc lập, sáng tạo, tìm tòi, tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
c. Nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ SV học tập, tạo sự đồng đều trong lớp. Quán xuyến, quản lý được lớp, giữ được nền nếp kỷ cương học đường...  
d. Đánh giá khách quan, công bằng, chính xác kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên tạo cho sinh viên lòng tin, tự khẳng định mình, phấn đấu vươn lên không ngừng.


e. Sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu... nâng cao chất lượng giảng dạy.

3. Nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

a. Tham gia các đề tài NCKH từ cấp khoa trở lên. Đề tài được nghiệm thu, đánh giá đúng thời hạn. Tổ chức triển khai ứng dụng có hiệu quả những đề tài phục vụ đào tạo, quản lý góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý trong Trường; phục vụ sự phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương, đất nước.
b. Hướng dẫn sinh viên NCKH và hoàn thành nghiệm thu đúng thời hạn.
c. Tham gia báo cáo trong các hội nghị, hội thảo Khoa học, thông tin Khoa học từ cấp Khoa trở lên.
Biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ yêu cầu đổi mới mội dung, phương pháp, chất lượng dạy - học.
Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các sinh hoạt chuyên môn, học thuật của bộ môn, Khoa và Trường.
d. Hàng năm có bài báo được đăng trên tập san Khoa học của trường, các tạp chí chuyên ngành.
e. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ (tiếng Anh), Tin học đạt chuẩn qui định của Bộ GD&ĐT và của Trường.
f.  Thường xuyên thâm nhập thực tế, tạo được mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, thường xuyên với các doanh nghiệp làm phong phú, sinh động cho bài giảng.  Giới thiệu được nhiều sinh viên đến thực tập, kiến tập... ở đơn vị mình có quan hệ.

 

 

 

 


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
GIÁO VỤ KHOA
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

1. Trình độ Cao đẳng hoặc ĐH ngành CNTT.
2. Sử dụng thành thạo công cụ tin  học phục vụ trong công việc.
3. Có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh.
4. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tâm, hoà nhã, trung thực với công việc. Kiên quyết đấu tranh các hành vi tiêu cực với công việc liên quan đối với bản thân và người khác, không bao che tiêu cực cho nhau.
5. Quan hệ gắn bó với Trưởng Khoa, Phó Khoa (nếu có), đặc biệt với Phòng Đào tạo, các Giảng viên trong Khoa về công tác chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
6. Giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của GV, SV trong công việc. Kịp thời phản ánh những vướng mắc không giải quyết được lên Trưởng khoa, Trưởng Bộ môn.
7. Thái độ hoà nhã với HS-SV; kịp thờì phản ảnh với Trưởng khoa hoặc với Tổ trưởng bộ môn những vướng mắt trong phạm vi chức trách của giáo vụ không giải quyết được.
8. Tuổi đời dưới 40. Trên 40 sẽ xét riêng. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
TRƯỞNG PHÒNG – BAN, GĐ TRUNG TÂM
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

I. PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC.
1. Có bản lĩnh, chính kiến, dám nghĩ - dám làm - quyết đoán, tự chủ, trách nhiệm cao với công việc đảm nhận….có năng lực tham mưu, đề xuất với HĐQT, BGH một số nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
2. Tận tuỵ, tâm huyết, gắn bó với công việc của đơn vị, và công việc chung của Trường.
3. Gắn bó, tin tưởng với đồng nghiệp, với Trường. Thẳng thắn, trung thực xây dựng đơn vị, xây dựng Trường. Là hạt nhân đoàn kết nội bộ - phát huy dân chủ nội bộ.Thực hiên nghiêm túc cuộc vận động Văn hoá Đại học Duy Tân.
4. Có năng lực chấp nhận, đương đầu với những thách thức của cơ chế thị trường.
5. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt. Công minh, công bằng trong nhận xét, đánh giá, khen thưởng, xử phạt…không bao che những hành vi tiêu cực.
6. Phẩm chất chính trị - đạo đức, lối sống tốt.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
1. Tốt nghiệp ĐH trở lên theo đúng với nhiệm vụ của đơn vị đang đảm nhận(ĐH, Thạc sĩ ngành quản lý giáo dục) Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa học - công nghệ, GĐ Trung tâm HTQT tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên.
2. Về ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo, trực tiếp giao tiếp bằng tiếng Anh phục vụ yêu cầu công việc.
3. Về tin học: Có khả năng sử dụng thành thạo vi tính và các thiết bị hiện đại phục vụ công việc chuyên môn đảm nhận.
4. Qua khoá Đào tạo - Bồi dưỡng về quản lý hành chính, quản lý giáo dục. Am hiểu lĩnh vực quản lý mình phụ trách.

III. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN - QUẢN LÝ

1. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
2. Nắm vững, vận dụng thực hiện thành thạo các luật pháp, qui chế, qui định của Nhà nước, ngành và Trường vào công việc cụ thể của đơn vị.
3. Lập được các dự án, Viết văn bản theo yêu cầu của HĐQT & BGH về quản lý và điều hành Trường.
4. Có năng lực tập hợp, phát huy, sử dụng hết khả năng sở trường của các thành viên trong đơn vị. Cập nhật, tiếp thu, sáng tạo khi vận dụng kiến thức thông tin mới vào thực tiễn ở đơn vị hay Trường đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.
5. Có khả năng quán xuyến công việc của đơn vị bằng kế hoạch công tác từng học kỳ theo sát với kế hoạch đào tạo của Trường và hiểu rõ năng lực của các Trưởng bộ phận và tưng thành viên trong từng bộ phận để giao nhiệm vụ sát, đúng người, đúng việc để để mỗi cá nhân cũng như toàn đơn vị hoàn thành kế hoạch đã đề ra.


6. Theo dõi sát tiến độ công việc (hoặc kế hoạch) của đơn vị mình và các đơn vị khác trong Trường để kịp thời có ý kiến đề xuất với lãnh đạo Trường có biện pháp giải quyết cho kế hoạch của Trường được hoàn thành không bị ách tắc và dang dở.
7. Tổ chức tốt mối quan hệ với cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp của các đơn vị tại thành phố Đà Nẵng cũng như các địa phương lân cận để tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, hỗ trợ Trường trong quá trình xây dựng và phát triển Trường.
8. Có khả năng tham mưu cho lãnh đạo Trường về một số chủ trương, chính sách và công việc trước mắt cũng như cả năm học theo hướng đổi mới và hội nhập.
9. Có năng lực tổ chức - quản lý điều hành nhân lực trong đơn vị tạo sức mạnh tổng hợp thực thi công việc có chất lượng, hiệu quả. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩ, khen – chê, thưởng - phạt nghiêm minh.
10.  Có năng lực tổ chức tiếp thị, tuyển sinh, quảng bá, xây dựng thương hiệu riêng cho đơn vị và cho Trường.
11.  Theo dõi đôn đốc việc sinh hoạt Đảng, các đoàn thể của các thành viên trong đơn vị và có nhận xét, đánh giá, phát huy tính dân chủ của từng thành viên trong việc xếp loại đơn vị và các thành viên trong đơn vị một cách trung thực, công bằng và chính xác.
12.  Có khả năng tập hợp, tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chính trị, xã hội, văn nghệ, thể thao. Xây dựng, giữ vững nếp văn hoá ĐH duy Tân ở đơn vị theo các nội dung của Trường.
13.  Quan hệ phối hợp, hợp tác tốt với các đơn vị và cá nhân trong và ngoài Trường trong việc thực hiện, giải quyết công việc liên quan.
14.  Gắn bó với Trường, với từng thành viên trong đơn vị, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và đời sống của họ để có kế hoạch không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của từng thành viên trong đơn vị.

IV.THÂM NIÊN
- Đã kinh qua công tác quản lý ở cấp trưởng đơn vị trong hoặc ngoài Trường, hoặc ít nhất đã làm cấp phó đơn vị thời gian từ 6 tháng trở lên.
-  Tuổi đời không quá 60, Trường hợp đặc biệt có thể trên 60.

 

 

 


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
CẤP PHÓ CÁC ĐƠN VỊ (Phòng – Ban – T.Tâm)
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)
1. Tốt nghiệp Đại học trở lên theo đúng chuyên môn đơn vị đang đảm nhận.
2. Có năng lực sử dụng công cụ CNTT phục vụ công việc đảm nhận.
3. Khả năng giao dịch được bằng tiếng Anh.
4. Có khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện tốt công việc do cấp Trưởng giao và có thể đảm nhận một số mảng công việc của Trưởng đơn vị khi Trưởng đơn vị đi vắng. Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Hoàn thành nhiệm vụ do cấp Trưởng phân công.
5. Có mối quan hệ hợp tác và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị mình.
6. Cùng với Trưởng đơn vị có kế hoạch tổ chức cho đơn vị và từng thành viên trong đơn vị học Tiếng Anh đạt trình độ Trường đã qui định, học tin học phục vụ cho công tác của đơn vị, học sau đại học để tạo cho đơn vị thật sự trở thành một đơn vị đi theo hướng đổi mới, phát triển và hội nhập.
7. Có phẩm chất, tâm huyết, tận tâm với công việc, trung thực, thẳng thắn, xây dựng đơn vị đoàn kết.
8. Có kế hoạch sử dụng và bảo quản tốt tài sản của Trường giao cho đơn vị cũng như tài sản toàn Trường. Kịp thời có kế hoạch đề xuất bảo dưỡng, bảo trì, thanh lý và sắm mới một số tài sản cần thiết cho đơn vị và cho Trường.
9. Đôn đốc các thành viên trong đơn vị tham gia sinh hoạt Đảng (nếu có) và các đoàn thể đặc biệt là Công đoàn nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ, kịp thời tham gia giúp giải quyết một số khó khăn, vướng mắc mà họ đang gặp phải.
10.  Có khả năng tự học chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
11.  Tổ chức các hoạt động Văn - Thể - Mỹ ở đơn vị và tham gia với Trường trong các đợt sinh hoạt lớn như ngày tựu Trường, ngày thành lập Trường, lễ phát bằng tốt nghiệp cùng các hoạt động khác phục vụ cho công tác tiếp thị, tuyển sinh và các sinh hoạt mà địa phương yêu cầu.
12.  Đã kinh qua công tác quản lý ở cấp Phó hoặc Trưởng bộ phận của một đơn vị nào đó trong Trường hoặc tại đơn vị mình đang công tác thời gian ít nhất 6 tháng trở lên.
13.  Trung thực và thẳng thắn trong đánh giá xếp loại đơn vị và từng thành viên trong đơn vị và không ngừng khích lệ để đạt danh hiệu đơn vị điển hình và cá nhân tiêu biểu tháng, học kỳ và cả năm học, khen thưởng- xử phạt nghiêm minh.
14.  Tuổi đời dưới 50. Nếu trên 50 sẽ xem xét.

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
TỔ TRƯỞNG CÔNG TÁC
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

1. Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ công việc đang phụ trách.
2. Giúp cho Truởng đơn vị hiểu được khả năng của bộ phận và từng thành viên trong bộ phận để định ra kế hoạch sát, đúng; giao việc đúng người để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận.
3. Có năng lực, phẩm chất hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Đánh giá được hiệu quả công việc từng thành viên trong bộ phận qua đó có thể cùng xếp loại và đề nghị Trưởng đơn vị tôn vinh là cá nhân tiêu biểu tháng, học kỳ, cả năm hoặc xử phạt, thậm chí có trường hợp quá yếu kém, vi phạm từ 3 lần trở lên, buộc thôi việc theo đúng luật lao động.
5. Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ, nhiệt tình với công việc, trung thực, thẳng thắn, xây dựng nội bộ đoàn kết.
6. Có kế hoạch tổ chức cho đơn vị tự học nâng cao trình độ chuyên môn hoặc tham gia sinh hoạt các chuyên đề cần cho công việc của đơn vị nhất là học một số kỹ năng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…
7. Có năng lực khi Trường cần có thể đảm nhận cấp Phó ở đơn vị. có thể thay Phó trưởng đơn vị một số mảng công việc khi có yêu cầu hoặc Phó trưởng đơn vị vắng mặt dài ngày.
8. Tuổi đời dưới 50.
          Trường hợp đặc biệt có thể chọn người trên 50, thạo công việc và có nhiều kinh nghiệm trong mảng công việc đang cần.

 

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ NGẠCH NHÂN VIÊN VĂN THƯ
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

I. CHỨC TRÁCH
Là nhân viên thừa hành nghiệp vụ văn thư – lưu trữ của Trường. Thực hiện công việc sắp xếp, phân phối, chuyển giao và quản lý – lưu trữ các văn bản đi, đến của Trường.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi - đến theo qui định
2. Đăng ký văn bản làm thủ tục gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển văn bản theo địa chỉ.
3.  Chuyển giao văn bản, tài liệu, điện tín.
4. Quản lý và đóng dấu các văn bản  đúng qui chế qui định.
5. Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ pháp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác.
6. Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trả của Trường.
7. Thực hiện nghiêm chỉnh qui chế bảo mật của công tác văn thư theo qui định của Trường.
III. HIỂU BIẾT
1. Nắm được cơ cấu tổ chức - chức năng, nhiệm vụ của Trường và các đơn vị trực thuộc.
2. Hiểu, nắm vững các qui chế, qui định về công tác văn thư.
3. Nắm vững các qui chế bảo mật trong cơ quan liên quan đến công tác văn thư.
4. Nắm vững các thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín.
5. Biết sử dụng vi tính văn phòng.
6. Giao tiếp lịch sự, văn hoá.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ
- Tốt nghiệp THPT chữ viết đẹp rõ ràng.
- Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư hoặc trung cấp văn thư.
- Trình độ A tiếng Anh.
- Tin học văn phòng.

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN VIÊN
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

I. CHỨC TRÁCH
Là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thư viện trường học, thực hiện các  qui trình nghiệp vụ thư viện theo sự phân công.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Lập kế hoạch xây dựng thư viện, kế hoạch bổ sung, thu thập sách báo, tư liệu hàng năm, tổ chức công tác kỷ thuật: Phân loại, mô tả, tổ chức mục lục kho sách và phục vụ người đọc.
2. Tổ chức hướng dẫn tra cứu và các biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách, báo cho người đọc
3. Tổng kết rút kinh nghiệm, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tổ chức lao động khoa học trong thư viện.
4. Thực hiện các văn bản thống kê, báo cáo thư viện thường kỳ.
5. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài sản, sách báo, cơ sở vật chất của thư viện được giao.

III. HIỂU BIẾT
1. Nắm được các qui tắc, qui trình, qui phạm nghiệp vụ thư viện.
2. Nắm đựợc các qui tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, mối, ướt vv..bảo quản và bảo vệ sách, báo của thư viện.
3. Có kinh nghệm công tác thư viện, nắm được các kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực chuyên môn để vận dụng vào phần việc mình phụ trách.
4. Biết sử dụng vi tính.
5. Giao tiếp lịch sự - văn hoá.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ
- Tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH thư viện.
- Trình độ ngoại ngữ: Bằng B Anh văn trở lên (đọc, dịch được sách chuyên môn).
- Tin học trình độ B.


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN TRUNG CẤP
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
Là nhân viên chuyên môn nghiệp vụ thư viện trường học.


II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đảm nhận một phần hoặc toàn bộ công tác chuyên môn trên cơ sở nhiệm vụ được trưởng thư viện giao.
2. Thực hiện thu thập sách báo, tài liệu và tổ chức công tác kỷ thuật (mô tả, phân loại sách, báo, tài liệu, phân mục lục, tổ chức sách báo và những công tác phục vụ người đọc).
3. Hướng dẫn, tuyên truyền sử dụng sách báo cho người đọc.

III. HIỂU BIẾT

1. Nắm vững các qui tắc, qui trình, qui phạm nghiệp vụ thư viện.
2. Nắm đựợc các qui tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, mối, ướt vv...bảo quản và bảo vệ sách, báo của thư viện.
3. Biết sử dụng vi tính.
4. Giao tiếp lịch sự, văn hoá

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

- Tốt nghiệp trung cấp thư viện.
- Trình độ ngoại ngữ: Bằng A tiếng Anh trở lên.
- Tin học trình độ B.

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ VIÊN TRUNG CẤP
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
Là nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác lưu trữ ở văn phòng Trường.


II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thu thập tài liệu, công văn, hồ sơ... đưa vào kho lưu trữ vào máy vi tính theo chương trình phần mềm quản lý công văn của trường.
2. Tiến hành phân loại, lập hồ sơ, hệ thống hoá, sắp xếp tài liệu trên cơ sở những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
3. Viết mục lục, các công cụ tra cứu của hồ sơ lưu trữ.
4. Thực hiện thống kê tài liệu lưu trữ theo đúng qui trình, nghiệp vụ và qui phạm kỷ thuật. Sắp xếp tài liệu theo đúng qui định đối với kho, tủ lưu trữ.
5. Sao chép tài liệu lưu trữ, thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo đơn vị.

III. HIỂU BIẾT
1. Nắm được nguyên tắc, phương pháp cơ bản về công tác lưu trữ.
2. Thực hiện được các qui trình nghiệp vụ lưu trữ theo qui định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ.
3. Nắm được nguyên tắc bảo vệ, bảo quản tài liệu, qui phạm kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn bảo mật tài liệu lưu trữ.
4. Biết sử dụng thành thạo vi tính.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ
- Tốt nghiệp trung cấp văn thư lưu trữ.
- Trình độ ngoại ngữ: Bằng B Anh văn.
- Trình độ tin học B - hoặc kỹ thuật viên trở lên .

 


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN THỦ QUỸ
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
     Thủ quỹ là nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại phòng KH – TC chịu trách nhiệm đảm bảo thu – chi tiền mặt, thu nhận chứng từ kế toán đúng chế độ quy định.


II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
   
1. Thực hiện thu- chi đúng chế độ trong phạm vi trách nhiệm người thủ quỷ.
2. Kiểm, đếm thu – chi tiền mặt chính xác.
3. Bảo quản an toàn quỷ tiền mặt của trường.
4. Ghi chép sổ sách, cập nhật đầy đủ, chính xác.
5. Thực hiện kiểm quỷ cuối ngày theo đúng qui định.
6. Lập báo cáo thu – chi, tồn quỷ đúng chế độ qui định.


III. HIỂU BIẾT

1. Nắm được một số chế độ chính sách về tiền tệ và quản lý tiền mặt.
2. Nắm vững qui trình nghiệp vụ về kiểm, đếm thủ tục thu – chi tiền mặt và bảo quản tiền mặt.
3. Biết hướng dẫn khách hàng chấp hành đúng các thủ tục về lĩnh, nộp tiền ở kết bạc.
4. Nắm được thủ tục về xử lý chứng từ, ghi chép sổ quỷ làm báo cáo thu, chi, tồn quỷ tiền mặt.


IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

- Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên.
- Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Chữ viết sạch đẹp và rõ ràng.
- Phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ, trung thực, liêm khiết.

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP  VỤ KỸ THUẬT VIÊN
(NHÂN VIÊN KỸ THUẬT)
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
    Là nhân viên chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm giải quyết các công việc về kỹ thuật diễn ra quá trình yêu cầu kỹ thuật trong Trường.


II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật diễn ra thường xuyên.
2. Quản lý kỹ thuật trong phạm vi được giao. Triển khai áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thao tác kỹ thuật.
3. Chịu trách nhiệm trực tiếp về xử lý các sự cố kỹ thuật do không chấp hành đúng các qui trình công nghệ qui định.
4. Không ngừng học tập nâng cao tay nghề.

III. HIỂU BIẾT

1. Nắm vững kiến thức lý thuyết trung cấp về chuyên ngành kỹ thuật, có trình độ thực hành thông thạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường.
2. Nắm vững các qui trình, qui phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức, kỹ thuật an toàn lao động đối với người và thiết bị.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

- Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật hoặc công nhâ kỹ thuật (tuỳ theo công việc cụ thể).
- Trình độ tin học văn phòng
- Trình độ ngoại ngữ: Bằng A Anh văn.

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH Y SĨ
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

I. CHỨC TRÁCH
      Là cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, thực hiện phòng bệnh, khám chửa bệnh thông thường, vệ sinh phòng dịch ở y tế cơ sở trường.


II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thông tin giáo dục truyền thông về bảo vệ sức khoẻ và tổ chức thực hiện quản lý sức khoẻ cho CB - GV - SV thuộc trường.
2. Khám, chẩn đoán, điều trị nội, ngoai trú những bệnh thông thường.
3. Xử lý bước đầu các cấp cứu thông thường, lập thủ tục chuyển lên tuyến trên.
4. Phối hợp với phòng CTHS – SV tổ chức khám sức khoẻ cho HS - SV mới vào trường.
5. Thực hiện thủ tục cấp thẻ BHYT cho HS - SV.
6. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chức trách chuyên môn đã qui định.
7. Quản lý dụng cụ thuốc men, tài sản thuộc phạm vi phụ trách.

III. HIỂU BIẾT
1. Kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền vào công tác phòng bệnh,chữa  bệnh thuộc phạm vi phụ trách.
2. Nắm vững luật bảo vệ sức khoẻ và các văn bản liên quan đến phần việc đảm nhận.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ
- Tốt nghiệp PTTH.
- Tốt nghiệp y sĩ.
- Trình độ ngoại ngữ: Bằng B Anh văn.
- Tin học văn phòng.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, lương tâm người thầy thuốc tốt.

 

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN VIÊN SƠ CẤP
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
     Là nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại phòng KH – TC thực hiện các công việc thuộc phần việc kế toán được phân công.


II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Lập chứng từ ban đầu thuộc phần hành kế toán đựơc phân công đúng qui định, đảm bảo kịp thời, chính xác.
2. Kiểm tra các chứng từ thuộc phần hành của mình, ghi chép, cập nhật sổ hạch toán nghiệp vụ, sổ kế toán chi tiết.
3. Lập báo cáo nghiệp vụ hằng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công yêu cầu của phòng và chịu trách nhiệm trước phòng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.
4. Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ của thủ quỷ....
5. Tham gia kiểm kê tài sản, giám sát việc giữ gìn, bảo quản, sử dụng tài sản, vật tư thuộc phạm vi phụ trách.

III. HIỂU BIẾT
1. Nắm chắc chế độ ghi chép ban đầu, qui tắc và thể chế mở sổ, giữ sổ, ghi sổ kế toán và hạch toán nghiệp vụ thuộc phần hành.
2. Nắm được các nguyên tắc, các qui định về tài chính.
3. Sử dụng thành thạo vi tính.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ
- Tốt nghiệp THPT .
- Tốt nghiệp sơ cấp kế toán.
- Trình độ A tiếng Anh.
- Tin học văn phòng.
- Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN VIÊN TRUNG CẤP
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

I. CHỨC TRÁCH
     Là nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại phòng KH – TC thực hiện phần việc của một kế toán được trưởng phòng kế toán Trường phân công.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thu thập kiểm tra chứng từ phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công.
2. Mở sổ và ghi chép các sổ kế toán: chi tiết, tổng hợp thuộc phần hành kế toán được phân công.
3. Lập báo cáo nghiệp vụ hằng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện. Được kế toán trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.
4. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc phân hành đảm nhận cho lãnh đạo phòng, kế toán trưởng.
5. chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, thanh tra. Tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hằng năm.
6. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản thuộc phần hành, phần việc phụ trách.
7. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng.
III. HIỂU BIẾT
1. Nắm vững nguyên lý kế toán, Nắm được các chế độ, thể lệ kế toán, các qui định cụ thể về hình thức, phương pháp kế toán thuộc phần hành.
2. Nắm chắc chế độ tài chính - thống kê và thông tin kinh tế có liên quan đến phần hành phụ trách.
3. Sử dụng thành thạo các phương tiện tính toán – vi tính dùng trong kế toán của đơn vị.
IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ
     - Tốt nghiệp trung cấp kế toán (đã qua thời gian tập sự).
- Trình độ tiếng Anh: chứng chỉ A trở lên.
- Trình độ tin học A - hoặc kỹ thuật viên.
- Tận tuỵ, trung thực, liêm khiết.


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ KỸ SƯ
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
     Là nhân cán bộ chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm giải quyết, thực hiện công việc kỹ thuật.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Xây dựng và thực hiện các phương án công tác kỹ thuật được giao nhằm đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của quá trình thiết kế, thủ công, lắp đặt, vận hành, bảo quản, sửa chửa thiết bị, kỹ thuật vv...phục vụ công tác hành chính, quản lý và đào tạo của trường.
2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý kỹ thuật trong phạm vi được giao đúng qui trình, qui phạm kỹ thuật, định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, an toàn lao động.
3. Tham gia hoặc trực tiếp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật ...nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả công việc.
4. Phát hiện, đề nghị điều chỉnh, bổ sung đối với các hoạt động kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề công nhân thuộc chuyên ngành kỹ thuật mình phụ trách.

III. HIỂU BIẾT

1. Nắm chắc kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành kỹ thuật theo yêu cầu của trường.
2. Nắm vững nội dung, nghiệp vụ quản lý kỹ thuật và triển khai thực hiện kỹ thuật đối với các đối tượng tác động kỹ thuật trong phạm vi hoạt động của mình.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

- Tốt nghiệp ĐH môn chuyên ngành kỹ thuật theo yêu cầu của trường.
- Trình độ ngoại ngữ: Bằng A tiếng Anh.
- Tin học trình độ B hoặc kỹ thuật viên.

 


TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN BẢO VỆ
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)

I. CHỨC TRÁCH
    Bảo vệ là nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn người và tài san trong phận sự được phân công tại các cơ sở của nhà Trường.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
   
1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các qui định, qui trình làm việc của nhân viên bảo vệ.
2. Nắm vững nội qui, qui chế bảo vệ của Trường và luật pháp nhà nước.
3. Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhà Trường
4. Đảm bảo và duy trì an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội… trong Trường.
5. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ, góp phần thực hiện 05 nhiệm vụ của tổ bảo vệ và thực hiện đúng theo sự phân công đối với từng cơ sở của Trường.
6. Xử lý các trường hợp vi phạm qui chế, nội qui bảo vệ, lập hồ sơ, thủ tục quản lý - bảo vệ theo qui định.
7. Đảm bảo tính phối hợp, quan hệ khi thực thi nhiệm vụ.

III. HIỂU BIẾT

1. Nắm vững luật pháp, các qui định của nhà nước, nội qui, qui chế của Trường liên quan đến nhiệm vụ - quyền hạn của nhân viên bảo vệ.
2. Am hiểu thông thạo địa bàn và biết xử lý công việc trong khi thực thi nhiệm vụ.
3. Đảm bảo chuyên nghiệp hoá, đúc kết kinh nghiệp – nâng cao nghiệp vụ.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

- Tốt nghiệp phổ thông trung học - tối thiểu từ lớp 9 trở lên.
- Đã qua NVQS hoặc lớp huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo vệ.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống tốt. Tác phong làm việc nghiêm túc - tận tuỵ, trung thực, tâm huyết, gắn bó với công việc, với Trường, quan hệ lịch sự văn hoá.
- Giao tiếp được tiếng Anh thông thường khi tiếp xúc với người nước ngoài.
- Tuổi đời dưới 35.

 

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN LÁI XE
(Kèm theo QĐ số 398 ngày 21 tháng 4 năm 2007)


I. CHỨC TRÁCH
    Lái xe là nhân viên kỷ thuật chịu trách nhiệm đưa đón lãnh đạo nhà Trường hằng ngày, thực hiện các yêu cầu vận chuyển theo kế hoạch điều động của lãnh đạo nhà Trường và Văn phòng Trường.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
   
1. Đảm bảo nhiệm vụ đưa, đón Chủ tịch HĐQT và Hiệu trưởng đi lại làm việc đúng giờ và an toàn.
2. Đảm bảo đưa đón khách đến làm việc với Trường.
3. Đưa, đón cán bộ Trường đi công tác khi có yêu cầu được lãnh đạo Trường duyệt hoặc điều động của lãnh đạo Văn phòng Trường.
4. Bảo quản, bảo dưỡng xe hằng ngày. Tự sửa chữa được những hư hỏng thông thường.
5. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản xe, không để xảy ra mất mát hư hỏng.

III. HIỂU BIẾT

1. Nắm vững các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn, định mức, Kỹ thuật an toàn trước, trong khi điều khiển xe.
2. Nắm vững lý thuyết và kinh nghiệm xử lý tình huống trong thực tế, đảm bảo an toàn xe và người.
3. Am hiểu và nắm vững luật giao thông đường bộ.

IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ

- Tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
- Tốt nghiệp lái xe hạng A1, A2.
- Biết và nói được một số từ, câu tiếng Anh thông thường.
- Phẩm chất đạo đức tốt - lối sống trong sáng tận tuỵ - trung thực với công việc. quan hệ giao tiếp lích sự văn hoá.
- Sức khoẻ tốt - tuổi đời dưới 45.